Ứng dụng nền web (Web App) là khái niệm
xuất hiện trên thế giới từ lâu với những tên gọi quen thuộc và nổi tiếng như:
Apps FaceBook, Google Apps, Microsoft Apps,... Hiện nay, ở Việt nam, sự phát
triển của các ứng dụng trên nền web cũng là một trong những điểm sáng đáng chú
ý trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những đặc
điểm nổi bật của các ứng dụng trên nền web và so sánh một chút với ứng dụng gốc
(Native App).
Native App, được hiểu nôm na là ứng
dụng gốc, hay ứng dụng được viết cho các thiết bị di động, chạy trên từng
nền tảng khác nhau (iOS, Android, RIM-OS, QNX…) và tất nhiên là trên các thiết
bị khác nhau để thực hiện một chức năng cụ thể như: danh bạ, lịch, phần mềm
nghe nhạc, xem video trên điện thoại/tablet… và đa số các trò chơi trên thiết bị
di động đều là ứng dụng gốc.
Cùng với quá trình chạy đua trong việc
nâng cấp hệ điều hành (OS) từ các nhà cung cấp cũng như sự phát triển của
HTML5, thì các ứng dụng chạy trên nền web (web app) đang dần thu hẹp khoảng
cách với ứng dụng gốc. Sự phát triển và những tiện lợi đi đầu của ngôn ngữ
HTML5 (bên cạnh đó là jQuery/CSS) đã giúp cho ứng dụng web có thể làm được những
điều mà ứng dụng gốc đã và đang có.
Có thể nói khi phần cứng và hệ điều hành
của smartphone được nâng cấp thì đó cũng chính là “thời” của ứng dụng web, vì hạn
chế trước đây của ứng dụng web như tốc độ truy cập, giao diện người dùng không
hấp dẫn đã dần được khắc phục. Các nhà phát triển phần mềm đang dần chuyển sang
mảnh đất được cho là khá màu mỡ này, vì không bị giới hạn bởi hệ điều hành
cụ thể, và đặc biệt phần mềm có thể được nâng cấp nhanh chóng hơn. Vậy những ưu
điểm của ứng dụng web là gì?
1, Truy cập internet:
Hầu hết 100% các ứng dụng web đều yêu cầu
và kết nối Internet một cách nhanh chóng, dễ dàng để sử dụng. Sự phát triển mạnh
mẽ không ngừng của interent cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình
tìm tòi và sáng tạo không ngừng của các developer trên nền công nghệ web.
2, Cài đặt và nâng cấp ứng dụng:
Khác với ứng dụng gốc tải và cài đặt trực
tiếp lên điện thoại thì bản chất của ứng dụng web là dựa trên trình duyệt
web, cho nên người dùng chỉ cần "refresh" là có thể thấy ngay sự thay
đổi (nếu có) về giao diện hoặc cập nhật phiên bản mới.
3, Giao diện người dùng:
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu ứng dụng gốc
có thể đáp ứng những giao diện khó cũng như được thiết kế ấn tượng thì web app
đơn giản hơn. Đặc biệt, gần đây, với sự tiến bộ của HTML5, Javascript (jQuery
Mobile) đã và đang mang lại nhiều nét tươi mới cho các ứng dụng web. Đó cũng là
một lợi thế lớn cho những ứng dụng web mới.
4, Tương thích với thiết bị di động:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử
dụng các thiết bị di động SmartPhone càng trở nên thiết yếu và phổ biến rộng
rãi. So với so với ứng dụng gốc fai phụ thuộc nhiều vào hệ điều hành (iOS,
webOS, RIMOS, QNX, Androi) và cả phần cứng (CPU, ROM, màn hình hiển thị…) thì
Web Apps lại càng chứng tỏ ưu điểm của ứng dụng trên nền web: không phụ thuộc
vào hệ điều hành, chỉ cần thiết bị hỗ trợ khả năng truy cập Internet; CSS là một
yếu tố quan trọng trong việc tạo nên giao diện cũng như tính tương thích với
thiết bị.
5, Đa phương tiện:
Ứng dụng gốc phụ thuộc nhiều vào phần mềm phát
nhạc/video. Định dạng Adobe Flash chỉ được hỗ trợ trên một vài thiết bị (RIM OS7
trở lên, Android OS 2.1 trở lên). Còn Nghe nhạc/Video của ứng dụng web lại phụ
thuộc nhiều vào trình duyệt có hỗ trợ hay không. iOS sử dụng HTML5 trong việc hỗ
trợ định dạng Flash.
6, Font
Hiện nay, trên ứng dụng gốc, font vẫn
đang là vấn đề nan giải đối với nhiều thiết bị. Một số hệ điều hành mới được
nâng cấp đã có thể hỗ trợ tương đối, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Song, những
nhược điểm trên ứng dụng gốc có thể được khắc chế thông qua khả năng của trình
duyệt của ứng dụng web.
7, Chức năng tìm kiếm:
Trên thực tế, ứng dụng gốc chỉ tìm kiếm
được trên thiết bị. Còn những nội dung khác thì thiết bị sẽ kết nối với máy tìm
kiếm khác bằng việc mở một ứng dụng web. Song đối với ứng dụng web, module tìm
kiếm là chức năng mặc định. Đây rõ ràng cũng là một trong những lợi thế của ứng
dụng web.
8, Khả năng chia sẻ ứng dụng:
Đối với Native App, khó khăn trong việc
chia sẻ ứng dụng giữa 2 hệ điều hành có nền tảng khác nhau như iOS và Android,
iOS và BlackBerry. Tuy nhiên, gần đây các ứng dụng gốc trên Android đã có thể
cài đặt được trên máy tính bảng PlayBook của RIM, song còn nhiều hạn chế. Còn
khả năng chia sẽ ứng dụng của Web App là chỉ cần gửi liên kết của ứng dụng web
đó, người nhận sẽ tự biết phải làm gì để mở ứng dụng lên.
9, Phát triển phần mềm:
Vấn đề phát triển phần mềm của ứng dụng
gốc đương nhiên sẽ cần nhiều thời gian, tài nguyên để phát triển sản phẩm cho từng
nền tảng khác nhau (iOS, RIMOS, webOS, Android…) còn đối với ứng dụng web thì mọi
thứ rất dễ dàng. Quá trình cập nhật cũng khá đơn giản, không phải xây dựng phần
mềm lại từ đầu rồi mới xuất bản mà thao tác đơn giản, đôi khi chỉ cần 1 click
chuột.
10, Cung cấp và phân phối:
Đối với ứng dụng gốc, người phát triển
phần mềm cần phải xin phép nhà cung cấp để có thể đưa sản phẩm của mình lên các
kho lưu trữ ứng dụng trực tuyến như Apple App Store, Blackberry AppWorld,
Google Play… Nhưng với úng dụng web thì ngược lại, người dùng hoàn toàn có thể
chủ động và dễ dàng chia sẻ liên kết website, chia sẻ thông tin trên apps.
Với những ưu điểm đó, WebApps ngày càng trở nên phổ biến và là nền tảng không thể thiếu của doanh nghiệp.